Từ sáng sớm khi chưa đến thời gian bắt đầu, rất nhiều khách tham dự đã đến Trống Đồng Palace 2 nơi tổ chức sự kiện. Ban tổ chức nhanh chóng mời khách vào và thực hiện check-in với mã QR in trên vé mời.
Mở rộng tầm nhìn tại khu vực triển lãm công nghệ
Không những trong công đoạn check-in, QR code được ứng dụng trong khắp các hoạt động của sự kiện nhằm hưởng ứng xu hướng công nghệ hiện nay như đăng ký tham gia nhận thưởng, theo dõi timeline, đăng nhập vào các trang web tãi khu vực triển lãm, hay tham gia mini games…, đem đến sự tiện lợi và thích thú cho người tham dự.
Không khí của sự kiện cực kỳ nhộn nhịp, ước tính quy mô lên đến 2500 lượt khách tham dự. Tại khu vực các quầy triển lãm sản phẩm, dịch vụ từ các đối tác của Vietnam Mobile Day, khách tham dự được tham gia tương tác với các trò chơi, chương trình cực kỳ hấp dẫn, nhận hàng trăm phần quà giá trị.
Hơn hết, ngày hội Vietnam Mobile Day, vẫn với tinh thần của mọi năm, là nơi bạn có thể tìm thấy những xu hứng và các kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất đang được phát triển và ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Khách tham dự dễ dàng bất ngờ khi chứng kiến những sản phẩm, ứng dụng hay dịch vụ khiến họ ngạc nhiên vì sự phát triển chóng mặt và đầy ngạc nhiên của công nghệ hiện nay trên thị trường Thương mại di động nói riêng và Mobile nói chung.
Nâng tầm hiểu biết với các buổi workshop chuyên sâu
Khác với những năm trước, rất đông các diễn giả sự kiện 2016 là team leader hoặc product manager - những người trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ đứng ở những góc nhìn có thể đem lại cho khán giả những phấn tích rõ ràng nhất về các vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Thời lượng cho từng chủ đề cũng được ban tổ chức thiết kế theo format của các hội thảo quốc tế để phù hợp với nhiều tầng khán giả hơn, đem lại tính hiệu quả cao trong việc phân phối thời gian và tiếp nhận các giá trị mới.
Trong thời buổi với quá nhiều luồng thông tin khác nhau như hiện nay, để có thể phân định đâu là các thông tin chính xác là một điều không dễ dàng. Chính vì vậy, hàng ngàn khách tham dự đã đến Vietnam Mobile Day để tóm lấy cơ hội tiếp cận những phân tích và chia sẻ từ đông đảo các lãnh đạo từ những doanh nghiệp công nghệ trên thị trường.
Các chuyên gia đến từ các “ông lớn tỷ đô” Google, Master Card, Nielsen, Verisign… đã đem lại cho khán giả những góc nhìn sâu sắc và các thông tin cập nhật về xu hướng Thương mại điện tử ngày nay. Các đại diện từ VECOM cũng phân tích rất chi tiết và giúp tháo gỡ rất nhiều gút mắc về các thông tư, nghị định và bộ luật mới nhất liên quan đến các hoạt động của sàn thương mại điện tử.
Với hơn 20 diễn giả tại mỗi khu vực, nội dung chương trình năm nay xoay quanh 3 nhóm chủ đề chính và hơn 40 chủ đề phụ:
Mobile Commerce: các chủ đề liên quan đến thương mại trên di động, mục tiêu thúc đẩy thương mại trên di động.
Mobile Business: các chủ đề mang tính tổng quát, không chỉ liên quan đến quảng cáo, tiếp thị và thị trường thương mại di động và các ngành nghề khác như mobile game, ứng dụng tiện ích nói chung, tối ưu chợ ứng dụng, trải nghiệm người dùng, kể cả các bài học thất bại khi làm mobile, các cách kiếm tiền cho giới làm ứng dụng.
Mobile Technology:các chủ đề chuyên sâu về công nghệ như các kỹ thuật, giải pháp công nghệ, các xu hướng công nghệ mới, cách học làm mobile app, cách tối ưu và quản lý bộ nhớ, giúp ứng dụng chạy mượt mà nhất.
Cũng như chương trình sự kiện tại Hồ Chí Minh, hệ thống sự kiện Hà Nội ghi nhận tăng đến hàng trăm vé mỗi ngày. Được biết, thậm chí đến sáng ngày 25/06 khi Vietnam Mobile Day Hà Nội đã được diễn ra, BTC vẫn nhận được liên tục các cuộc gọi hỏi mua thêm vé.
Và vào ngày 2/7 này, chương trình tại Đà Nẵng dự kiến sẽ thu hút được thêm hơn 1000 lượt khách tham dự bởi sức nóng bỏng cùng những giá trị thiết thực được mang lại từ ngày hội Vietnam Mobile Day – Booming of M -Commerce.
" alt=""/>Hà Nội nhộn nhịp ngày hội Vietnam Mobile Day
Trong bản tham luận có tên “Sống còn trong tâm bão APT” được trình bày trong khuôn khổ Hội thảo Quốc gia về An ninh Bảo mật 2017 (Security World 2017), ông Đỗ Ngọc Duy Trác, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và huấn luyện An ninh mạng CSO cho rằng các chiến dịch tấn công mạng có chủ đích (APT) đã, đang diễn ra và kéo dài nhiều năm gần đây. Các cuộc tấn công có chủ đích này bao trùm nhiều khu vực với nhiều hình thức khác nhau và nhằm vào các tổ chức kinh tế, quân đội, cơ quan Chính phủ... Trong đó, nhiều báo cáo xác định Việt Nam là một trong những mục tiêu của các chiến dịch tấn công APT.
Theo ông Đỗ Ngọc Duy Trác, các cuộc tấn công APT thường có đặc tính: cao cấp (bởi nó nhắm tới mục tiêu cụ thể, hoạt động có tính điều phối và có mục đích cụ thể); mang tính thường trực, lâu dài (được chuẩn bị triển khai trong nhiều năm đến khi đạt được mục đích); có tổ chức đứng đằng sau, có sự đầu tư, hậu thuẫn về tài chính và sử dụng nhiều phương pháp mới, phức tạp,…
Theo một khảo sát, 27% các cuộc tấn công APT nhắm vào tổ chức Chính phủ. Tiếp theo là các doanh nghiệp viễn thông với dữ liệu khách hàng rất lớn, tài chính ngân hàng,… Nhưng trong thực tế, 96% tổ chức được khảo sát vẫn bị xâm nhập bất chấp việc hàng năm chi hàng tỷ USD cho các biện pháp phòng chống.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong suốt thời gian qua, APT vẫn luôn diễn ra với quy mô và thiệt hại lớn. Theo ông Đỗ Ngọc Duy Trác, lý do bởi "Chúng ta thất bại trong hoạt động ngăn chặn, trong phát hiện sớm và cả thất bại trong việc phản ứng, kiện toàn hệ thống".
" alt=""/>Ngăn ngừa toàn diện các cuộc tấn công APT chỉ là “ảo giác”